Văn hoá Algérie

Bài chi tiết: Văn hóa Algérie
Thánh đường Hồi giáo tại Algiers

Văn học hiện đại Algérie, bị phân chia giữa Ả Rập và Pháp, bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lịch sử gần đây của đất nước. Các nhà văn nổi tiếng thế kỷ XX gồm Mohammed Dib, Albert CamusKateb Yacine, còn Assia Djebar là nhà văn có số lượng tác phẩm được dịch khá lớn. Những nhà văn nổi bật thập niên 1980 gồm Rachid Mimouni, sau này là phó chủ tịch tổ chức Ân xá Quốc tế, và Tahar Djaout, bị một nhóm Hồi giáo giết hại năm 1993 vì các quan điểm thế tục của ông[27]. Ngay từ thời La Mã, Apuleius, sinh tại Mdaourouch, đã có tư tưởng về một quốc gia Algérie.

Trong triết học và nhân loại học, Malek BennabiFrantz Fanon được chú ý về các tư tưởng của họ với quá trình giải thực, trong khi Augustine thành Hippo sinh tại Tagaste (khoảng 60 dặm từ thành phố Annaba hiện nay), và Ibn Khaldun, dù sinh tại Tunis, đã viết ra Muqaddima khi đang sống ở Algérie.

Văn hoá Algérie đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Hồi giáo, tôn giáo chính của quốc gia này. Các tác phẩm của gia đình Sanusi thời tiền thuộc địa và của Emir Abdelkader và Sheikh Ben Badis thời thuộc địa, rất đáng chú ý.

Thể loại âm nhạc Algérie nổi tiếng nhất trên thế giới là raï, một loại nhạc có khuynh hướng pop, dựa trên âm nhạc dân gian, được các ngôi sao quốc tế như KhaledCheb Mami thể hiện. Tuy nhiên, tại chính Algérie kiểu âm nhạc cổ điển hơn, biểu diễn rõ từng chữ là chaabi lại phổ biến hơn, với các ngôi sao như El Hadj El Anka hay Dahmane El Harrachi, trong khi thể loại âm nhạc có các giai điệu du dương Kabyle, được Idir, Ait Menguellet, hay Lounès Matoub biểu diễn, thu hút được rất đông thính giả. Về các thị hiếu âm nhạc cổ điển hơn, âm nhạc cổ điển Andalusia, do những người tị nạn Morisco từ Al-Andalus đưa tới, vẫn được gìn giữ trong nhiều thị trấn cổ ven biển.

Trong lĩnh vực hội họa, Mohammed Khadda[28]M'Hamed Issiakhem[29] là hai khuôn mặt đáng chú ý trong những năm gần đây.